Chuyên mục

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến:  5754
Hôm nay:  4257
Tổng truy cập:  376,754

TỔ CHỨC KH&CN THUỘC SỞ

Tin chuyên mục : Tin hoạt động

VIỆN Y HỌC BIỂN - THÊM MỘT CA TAI BIẾN LẶN NẶNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG BẰNG TRỊ LIỆU OXY CAO ÁP - BẰNG CHỨNG CHO 1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỚI CẦN ĐƯỢC NHÂN RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN 02/06/2017

Đêm ngày 30/3/2017, Viện Y học biển Việt Nam đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 29 tuổi quê ở Cô Tô, được chuyển từ bệnh viện Bãi Cháy - Quảng Ninh về trong tình trạng hôn mê sâu, Glasgow 5 điểm, có tràn khí màng phổi 2 bên.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân và người lặn cùng, bệnh nhân mới học lặn theo kinh nghiệm của người chú được 1 năm, theo phương pháp lặn thô sơ. Bình thường, bệnh nhân lặn đánh bắt cá ở độ sâu 20 mét ở vùng đảo Bạch Long Vỹ, nhưng tối 28/3 bệnh nhân lặn xuống độ sâu 40 – 42 mét, thời gian mỗi cuộc lặn khoảng 10 phút và mỗi ngày bệnh nhân lặn 5- 6 lần. Sau khi lên tàu, bệnh nhân đột ngột ngã xuống, bất tỉnh, gọi hỏi không trả lời, chủ tàu liền đưa bệnh nhân về Bệnh viện Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh.Tại đây, bệnh nhân được khám và chẩn đoán là Tai biến lặn nặng, có tràn khí màng phổi 2 bên, viêm phổi. Sau 6h điều trị cấp cứu tích cực, bệnh nhân không tiến triển mà có xu hướng nặng thêm nên được chuyển đến Viện Y học biển Việt Nam.

Tại Trung tâm Y học dưới nước và Oxy cao áp, bệnh nhân nhanh chóng được khám và hội chẩn với GS.TS Nguyễn Trường Sơn – GĐ Trung tâm để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Chẩn đoán sau hội chẩn là Tai biến lặn tuýp 2 có bóng khí chèn ép não và có biến chứng hôn mê sâu, nhồi máu não, phù não nặng, tràn khí màng phổi 2 bên. Bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào buồng tái tăng áp điều trị theo phác đồ bảng 6A ở áp suất 6 ATA trong thời gian 6h.Thật khó khăn khi sau 2 ca điều trị oxy cao áp, bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, chưa có cải thiện gì thêm nhưng rất may mắn là không có tình trạng tràn khí màng phổi thêm. Cùng với sự đồng lòng, quyết tâm điều trị đến cùng của các y bác sỹ và người nhà bệnh nhân, sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân hết tràn khí màng phổi, được rút dẫn lưu khoang màng phổi 2 bên, nhưng còn hôn mê, Glasgow 8 điểm, viêm phổi nặng và đang phải thở máy.

Thật kỳ diệu khi đến ngày điều trị thứ 12, bệnh nhân đã tỉnh lại, mắt mở tự nhiên, chưa nói được, liệt hoàn toàn nửa người (Trái), đỡ viêm phổi và tự thở tốt. Sau 1 tháng điều trị kiên trì, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, có thể tự đi lại được với sự trợ giúp nhẹ nhàng, chỉ còn yếu nhẹ tay trái, tim phổi bình thường, hình ảnh phù não hết, nhồi máu não đã thoái lui trên phim chụp CLVT sọ não. Nụ cười vui mừng đã nở trên môi bệnh nhân cùng tất cả những người thân cũng như toàn thể thày thuốc và nhân viên của Viện Y học biển Việt Nam.

Từ những ngày đầu nhập viện đã tưởng chừng bệnh nhân không thể qua khỏi. Nhưng nhờ sự kiên trì điều trị cũng như tìm đến đúng nơi, đúng chỗ và được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp mà bệnh nhân đã có thể thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, đang hồi phục tốt và sẽ sớm hòa nhập lại cộng đồng. Một lần nữa xin được chia vui và chúc mừng bệnh nhân và gia đình.

Điểm đặc biệt chú ý và cần phải nhấn mạnh rằng đối với tai biến lặn thì biện pháp điều trị đặc hiệu duy nhất chính là trị liệu oxy cao áp (HBOT) với phác đồ điều trị chính xác. Mong rằng phương pháp điều trị này cần được quan tâm, nhân rộng và phát triển trong cả nước để không chỉ những ngư dân, lao động trên biển mà còn có những du khách có sở thích du lịch lặn biển được hưởng một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả khi có rủi ro không may xảy ra.

Tổng hợp từ website Viện Y học biển Việt Nam:

http://www.vinimam.org.vn/……



Quản trị hệ thống tra cứu

 
 

DỮ LIỆU CÁC TRƯỜNG, VIỆN