Chuyên mục

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến:  8681
Hôm nay:  10839
Tổng truy cập:  859,685

TỔ CHỨC KH&CN THUỘC SỞ

Tin chuyên mục : Tin hoạt động

Ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm phát triển hoạt động logistics và tối ưu hóa chuỗi cung ứng 06/08/2020

Sáng 31/7/2020, tại Trung tâm Phát triển khoa học - công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tổ chức hội thảo “Ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm phát triển hoạt động logistics và tối ưu hóa chuỗi cung ứng”. Tham dự hội thảo có đại diện các sở, ngành liên quan; Hiệp hội vận tải Hải Phòng; các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo về logistics cùng các doanh nghiệp có giải pháp công nghệ, dịch vụ, sản phẩm giới thiệu tại hội thảo.

Giám đốc Sở KH&CN - Dương Ngọc Tuấn phát biểu khai mạc tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Dương Ngọc Tuấn - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng, Hải Phòng là thành phố giàu tiềm năng về phát triển vận tải với lượng hàng hóa lớn. Trong bối cảnh cách mạng 4.0 cùng thách thức toàn cầu, việc đối mặt với dịch Covid-19, để duy trì tăng trưởng kinh tế, điều cần thiết là tìm ra các giải pháp công nghệ phù hợp nhằm phát triển hoạt động vận tải. Hội thảo là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận những giải pháp đột phá trong từng khâu của chuỗi cung ứng nói chung và logistics nói riêng trên nền tảng công nghệ 4.0.

Theo báo cáo về thực trạng và định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kết nối với các trung tâm logistics của thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng 2030, Hải Phòng hiện có 04 trung tâm logistics. Trong đó, hiện chỉ có 02 trung tâm logistics Lạch Huyện và Nam Đình Vũ có 03 phương thức vận tải kết nối (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải), tuy nhiên việc rút hàng khỏi cảng đi đến các tỉnh, thành khác vẫn chủ yếu thông qua đường bộ (chiếm trên 80%); còn 02 trung tâm logistics VSIP và Tràng Duệ mới chỉ có kết nối duy nhất bằng đường bộ. Đặc biệt, hệ thống tuyến đường sắt chưa kết nối đến bất kỳ trung tâm logistics nào trên địa bàn thành phố là một thiếu sót trong công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng giao thông đường sắt nói riêng, làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa trong dịch vụ logistics, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khai thác, sử dụng dịch vụ logistics. Theo quy hoạch, định hướng phát triển dịch vụ logistics của thành phố tại Quyết định số 549/QĐ-UBND ngày 14/3/2019, đến năm 2025, thành phố có 06 trung tâm logistics, trong đó có 01 trung tâm cấp hạng II, 04 trung tâm cấp tỉnh và 01 trung tâm chuyên dùng. Định hướng trong tương lai, Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường cao tốc và đường sắt tốc độ cao. Đây là thách thức, cũng là cơ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics đón đầu công nghệ nhằm phát triển hoạt động kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đại diện Công ty CP giải pháp chuỗi cung ứng smartlog trình bày tham luận tại hội thảo.

Tại hội thảo, một số giải pháp công nghệ được giới thiệu, gồm: Phần mềm, giải pháp công nghệ quản lý chuỗi cung ứng và tối ưu chi phí vận hành cho doanh nghiệp logistics; Giải pháp quản lý vận tải STM cho doanh nghiệp Việt Nam; Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng lạnh và giám sát hành vi lái xe thông minh; Xe tự hành AGV - Giải pháp vận chuyển hoàn hảo nâng đỡ các pallet để hàng hóa và tự động hóa toàn bộ quy trình.

Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện một số doanh nghiệp nhỏ và vừa nêu ý kiến và nhận được giải đáp về một số khó khăn liên quan tới chi phí và tính phù hợp của một số giải pháp công nghệ trong lĩnh vực logistics.

Minh Phúc

http://hpstic.vn/


Quản trị hệ thống tra cứu

 
 

DỮ LIỆU CÁC TRƯỜNG, VIỆN